Amply của bạn đang sử dụng bình thường nhưng đột ngột bị lỗi như lệch một bên hoặc phát ra tiếng kêu ù rè,… Hãy xem ngay bạn có mắc phải những cách dùng sai lầm khi sử dụng amply hay không nhé? Những thông tin đó sẽ có trong bài viết dưới đây.
Thông thường mọi người hay nghĩ rằng mở và dùng amply vô cùng đơn giản. Vì thế, rất nhiều người đã mắc phải những sai lầm làm cho chiếc amply nhanh chóng bị phá hỏng.
Amply có tên đầy đủ là amplifier – đây thiết bị điện tử rất quan trọng giúp tiếp nhận các tín hiệu âm thanh và khuếch đại tín hiệu. Amply có công dụng làm tăng công suất để từ đó xuất âm thanh ra các thiết bị khác như loa, tai nghe,.. Đồng thời amply còn giúp tăng cường âm bass, âm mid và thêm hiệu ứng vang,...
Thông qua amply bạn có thể nghe được những âm thanh phát ra từ các thiết bị khác nhau. Bạn cần chọn amply có công suất phù hợp với loa để có thể phát ra tín hiệu chuẩn nhất. Ngoài ra, amply còn hỗ trợ khuếch đại trong các hệ thống âm thanh như âm thanh karaoke, âm thanh thông báo, âm thanh sân khấu,…
Cách dùng sai lầm khi sử dụng amply mà hầu như ai cũng từng mắc phải
- Bật amply đầu tiên trong hệ thống dàn âm thanh
Theo khái niệm nêu trên thì Amply làm nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu mà nó nhận được. Vậy nên, khi bạn bật nó lên đầu tiên, nó sẽ khuếch đại toàn bộ tín hiệu xung điện khi bạn bật các thiết bị khác như đầu DVD, loa karaoke hay pre-amply. Khi đó, củ loa của bạn sẽ nhanh chóng bị hỏng. Vậy nên, hãy ghi nhớ là phải bật amply sau cùng sau khi bạn đã bật hết các thiết bị khác trong bộ dàn của mình.
Nếu như bạn đang sử dụng các thiết bị đèn thì hãy chờ khoảng 1-2 phút sau khi bật chúng lên rồi mới khởi động amply. Tuy nhiên, một vài thiết bị đèn có cơ chế ngắt tín hiệu ra khoảng 1 phút cho đến khi thiết bị này đạt điện thế ổn định và phải đợi đến khi thiết bị ra khỏi trạng thái này trước khi bật amply.
- Tắt amply sau cùng trong hệ thống âm thanh
Đây chính là sai lầm tương tự với việc bạn bật amply đầu tiên khi muốn dùng hệ thống âm thanh. Nếu bạn tắt amply cuối cùng thì amply cũng khuếch đại các tín hiệu xung điện khi bạn tắt loa, đầu DVD và các thiết bị hỗ trợ khác, khiến tuổi thọ của không chỉ amply mà các thiết bị khác cũng bị ảnh hưởng.
- Bảo quản amply trong tủ kín
Amply hay bất kỳ loại máy nào khác chạy bằng điện, nếu bạn không để nó trong một môi trường thoáng gió nhưng khô ráo thì bạn có thể làm chúng nóng lên và nhanh chóng bị hỏng. Đừng nghĩ rằng làm như vậy sẽ tránh được bụi bặm cho chiếc amply karaoke chất lượng cao mà bạn đang có.
Hướng dẫn sử dụng amply để có tuổi thọ cao nhất
Để tăng tuổi thọ cho chiếc amply của mình, việc đầu tiên bạn cần ghi nhớ chính là hãy tắt mở amply theo đúng trình tự. Dù thiết bị của bạn là một chiếc amply nhập khẩu hay chỉ là một chiếc amply rẻ tiền thì hãy chú ý tắt mở theo đúng trình tự: Khi sử dụng dàn âm thanh, hãy bật amply sau cùng và tắt amply đầu tiên sau khi sử dụng.
Cách chỉnh amply chuẩn và đơn giản nhất
– Amply tổng: để mức 4-5
– Volume mic: để mức 5-6 (nếu micro của bạn hay bị hú, rít thì có thể giảm về mức 4 và tăng Vol tổng lên 1 chút).
– Echo (tiếng vang): để mức 4 (nếu giọng hát yếu thì chỉnh mức 5)
– Delay (độ nhại): để mức 2
– Balance (cân loa): để mức 5 và có thể tăng the cho kênh R (loa phải) vì thường tín hiệu loa phải mạnh hơn loa trái (L).
* Nếu dàn âm thanh nhà bạn có thêm Equalizer, hãy chỉnh như sau:
– Mỗi Equalizer có 2 vế phải (R) và trái (L), ta chỉnh cần gạt theo biểu đồ hình chữ V thì Bass và Treble sẽ cân đối.
– Chỉnh Bass mức 6-7
– Chỉnh Treble mức 7-8
– Chỉnh Midle mức 3-4 (áp dụng tương tự cho cả Vol tổng, Music và Mic).
Hướng dẫn cách thử amply cực “CHUẨN” khi mua tại cửa hàng
Để thử xem sức mạnh của chiếc amply mà bạn đang định mua ra sao thì phép thử dưới đây chính là cách giúp bạn thử amply cực CHUẨN mà chuyên gia tại An Audio thường xuyên sử dụng.
Cụ thể, bạn hãy mở một bài hát nào đó và nghe ở mức âm lượng vừa phải, bạn nên chọn một bài hát có dải âm rộng và sau khi đã nghe quen ở mức trung thì hãy tăng volume lên để biết giới hạn âm lượng của chiếc amply. Tất nhiên amply có giới hạn càng lớn càng tốt.
Bạn hãy chú ý khi nghe tiếng bass của amply đó, xem tiếng bass có vỡ không. Nếu tiếng bị lỏng, chậm hay thiếu sức căng, sức nặng thì hãy chuyển qua chọn chiếc amply khác. Tiếng bass yếu cũng cho thấy chiếc amply này có công suất không đủ với loa.
Theo kinh nghiệm nhiều năm của chuyên gia âm thanh tại An Audio, một chiếc amply tốt phải là chiếc amply có công suất thể hiện được sức căng, sự chính xác, tốc độ và chiều sâu khi tăng âm lượng lên. Nếu tiếng bass chậm chạp, ướt át thì có nghĩa đây chính là giới hạn hoạt động của nó.
Tuy nhiên, phép thử trên đây dành cho những người có khả năng nghe âm tốt, còn những người không rành về âm thanh thì nên đi cùng người có khả năng nghe hoặc đến những cửa hàng uy tín để nhờ người tư vấn chọn mua chiếc amply có chất lượng tốt nhất.
Để được tư vấn mua amply phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng kinh tế của mình, các bạn vui lòng liên hệ tới Hotline 096 777 2568 để được chuyên viên của chúng tôi tư vấn chi tiết nhất.
Fanpage: An Audio
Xem thêm: Trở kháng của loa bao nhiêu là phù hợp với dàn âm thanh