DAC là một thứ rất gần gũi với giới âm thanh, đặc biệt là những người có thói quen chơi nhạc số. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu tường tận về thiết bị này. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết tới bạn đọc cách kết nối DAC như nào cho đúng cũng như các bước để kết nối điện thoại với DAC một cách dễ dàng nhất nhé.
10 năm trở lại đây, khi mà các thiết bị chuyển đổi tín hiệu digital sang analog tách rời trở nên phổ biến trên thị trường, nhiều người mới bắt đầu quan tâm đến DAC. Sự phổ biến này một phần là nhờ vào việc các nội dung âm nhạc với độ phân giải cao đang trở thành một phần không thể thiếu của các hệ thống giải trí. Bên cạnh đó khả năng xử lý thông thường của máy tính hay các thiết bị cầm tay khác rất hạn chế. Đến lúc này những bộ DAC mới xuất hiện để giải quyết nhu cầu thưởng thức các nội dung số chất lượng cao của người nghe.
Kết nối DAC như nào cho đúng?
Hầu hết các DAC hiện nay đều được trang bị cổng USB. Khi kết nối với thiết bị, chúng sẽ bypass các mạch headphone / line out và đảm nhiệm vai trò của các mạch này. Thông thường, DAC là những thiết bị chỉ cần cắm là chạy, cho nên máy tính có thể nhận diện DAC khi kết nối. Tuy nhiên, một vài DAC phức tạp hơn sẽ yêu cầu người dùng cài đặt driver để có thể hoạt động bình thường. Sau khi kết nối, chọn mục Playback từ menu Settings/Preferences rồi lựa chọn DAC ngoài để làm thiết bị âm thanh cho máy tính.
DAC kiêm headphone amplifier hoặc preamp là một thiết bị rất linh động. Một vài DAC không sử dụng núm chỉnh volume sẽ yêu cầu người dùng chỉnh âm lượng từ thiết bị nguồn. Những DAC tiên tiến hơn sẽ cho phép lựa chọn nguồn đầu ra giữa laptop (USB), đầu CD hoặc tương tự (thông qua cổng Optical hoặc Coaxial). Thông thường, những bộ DAC này có thể kết nối trực tiếp với power-amp nhằm đưa tín hiệu ra loa, hoặc đơn giản chỉ cần kết nối với tai nghe thông qua cổng 3.5mm giống như một headphone amplifier bình thường.
Các bước để kết nối điện thoại với DAC nghe nhạc
Bước 1:
- Chuẩn bị 1 sợi cáp USB cho Audio, chuẩn USB A sang B,
- Chuẩn bị 1 sợi USB OTG phù hợp theo các giắc trên điện thoại hay máy tính bảng.
Có nghĩa là sợi USB OTG sẽ cắm vào điện thoại, một đầu kia là cổng USB ( đầu cái) sẽ nối với đầu đực của sợi USB Audio, đầu còn lại của sợi USB Audio là chuẩn B sẽ cắm vào DAC.
Bước 2:
Thường để chơi các file Lossless hay DSD trên thiết bị điện thoại di động ta cài một số phần mềm như Foorbar 2000, Hiby, Flac Player, HF Player, TEAC, hoặc Jet Audio,… tất cả các phần mềm này đều có giao diện dễ sử dụng, phù hợp với tất cả mọi đối tượng.
Sau khi đã chuẩn bị phần mềm cũng như kết nối các loại dây cáp từ điện thọai đến DAC thì bạn chỉ cần khởi động phần mềm để chọn Album nhạc hay file nhạc yêu thích sau đó chọnPlay. Lúc này phần bên DAC chỉ việc chuyển về chế độ kết nối USB-DAC là mọi việc đã hoàn thành 100%, hầu hết các thiết bị giải mã DAC chấp nhận kết nối theo kiểu này với Điện thoại tuy nhiên chất lượng thì cũng không thể so sánh được như với các phần mềm chuyên nghiệp chơi nhạc số cài trên máy tính.
Nên sử dụng điện thoại có tích hợp sẵn mạch DAC hay sử dụng DAC ngoài?
Nhiều bạn thường đặt câu hỏi với An Audio là không biết có nên sử dụng điện thoại có tích hợp sẵn chip DAC không hay nên sử dụng một chiếc DAC ngoài thì tốt hơn?
Nếu bạn đã có DAC, tại sao bạn lại cần một chiếc DAC khác? Đầu tiên DAC ngoài thường có chất lượng cao hơn DAC tích hợp trong điện thoại, mang lại tiềm năng âm thanh tốt hơn.
Khi bạn sử dụng DAC rời, khả năng giảm nhiễu và tiếng ồn sẽ được cải thiện đáng kể giúp bạn có những trải nghiệm nghe tốt hơn. Đây cũng là lý do tại sao nhiều người lại ưa chuộng DAC ngoài cho điện thoại của họ.
Một điều tuyệt vời nữa về DAC ngoài là nó không gắn liền với điện thoại. Vì vậy nếu bạn dành hầu hết thời gian trên điện thoại nhưng muốn trải nghiệm âm thanh của mình trên máy tính hay một thiết bị đầu phát nào khác thì bạn có thể di chuyển nó giữa các thiết bị một cách dễ dàng.
Fanpage: An Audio
Xem thêm: Tư vấn mua chân loa Bookshelf phù hợp với dàn âm thanh nhà bạn