Trở kháng của loa bao nhiêu là phù hợp với dàn âm thanh

26-05-2023 16:31:47 4111

Trở kháng của loa là một trong những thông số kĩ thuật ảnh hưởng đến loa cũng như quyết định chất lượng âm thanh khi phối ghép loa karaoke và amply. Đây cũng là lý do mà khi đi chọn mua loa hay amply, bạn sẽ bắt gặp một thông số kỹ thuật được tính bằng đơn vị là Ohm. Đó chính là trở kháng của loa hay amply. Vậy trở kháng của loa bao nhiêu là phù hợp với dàn âm thanh? Bạn đã biết hay chưa?

 

Mỗi một thiết bị điện tử từ bóng đèn điện, máy giặt, điều hòa hay đến tủ lạnh,… đều có các thông số kỹ thuật đi kèm như công suất tiêu thụ điện, cường độ dòng điện định mức, điện áp định mức, điện trở,… Trở kháng của loa cũng được hiểu đơn giản đó là điện trở của loa điện đó.

 

Khái niệm trở kháng loa

 

Trở kháng là một đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào. Trong vật lí trở kháng được kí hiệu bằng chữ Z và được đo bằng đơn vị đo trong SI là Ω (ohm)

 

Cách tính trở kháng của loa

 

Các chuyên gia đã thiết kế các dòng loa khác nhau với trở kháng cao và trở kháng thấp, những dòng trở kháng chủ yếu là 4 Ω, 6 Ω hoặc 8 Ω và có thể những dòng trở kháng cao 70-100v chính vì vậy có 2 phương pháp ghép kết nối loa theo phương thức song song hoặc nối tiếp. Từ trở kháng loa bạn có thể nhận biết được cần amply có trở kháng bao nhiêu để phối ghép được hiệu quả hơn.

 

Công thức tính trở kháng của loa cụ thể như sau:

 

 

- Mạch nối tiếp, tổng trở sẽ bằng các giá trị cộng vào: Z = Z1 + Z2 =…= Zn

 

- Mạch song song, tính tổng trở sẽ khó khăn hơn đó là nghịch đảo các giá trị của chúng: 1/Z = 1/Z1 + 1/Z2 +…+ 1/Zn

 

Chúng ta có thể đấu nối loa theo kiểu nối tiếp hoặc song song hoặc kết hợp cả hai tùy loại loa và mục đích sử dụng.

 

Ý nghĩa của trở kháng có ảnh hưởng gì đến chất lượng của loa? 

 

Giá trị trở kháng càng lớn thì loa hoạt động sẽ càng ổn định, khi kết hợp với ampli cũng sẽ hiệu quả hơn.

 

Những người chơi audio thông thường họ sẽ ưu tiên kết hợp loa với ampli có mức trở kháng là 8 ohm thay vì là 4 ohm để tiết kiệm công suất hơn.

 

Điều này đã được chứng minh qua thông số damping factor của ampli. Chỉ số này càng lớn thì âm bas của loa càng mạnh, chắc và khó vỡ.

 

Vậy trở kháng của loa bao nhiêu là phù hợp với dàn âm thanh

 

Để bảo vệ được dàn âm thanh của mình khỏi những trục trặc đáng tiếc thì bạn hãy lưu ý, dù trong bất cứ trường hợp nào cũng không được để tổng trở kháng của loa nhỏ hơn trở kháng của amply vì nó sẽ dẫn tới tình trạng cháy nổ, hỏng các thiết bị.

 

 

Theo như kinh nghiệm lựa chọn của các chuyên gia hàng đầu về âm thanh thì công suất lý tưởng của amply là gấp đôi công suất trung bình của loa. Hoặc nếu bất khả kháng không thể lựa chọn được như vậy thì vẫn phải đảm bảo rằng công suất amply lớn hơn, tuyệt đối không được nhỏ hơn. Có như vậy, âm thanh phát ra mới không bị méo tiếng, trường hợp chênh lệch quá lớn thì sẽ dẫn tới cháy hỏng thiết bị.

 

Cách kết nối loa trở kháng thấp

 

Đây là các ghép nối phổ thông và thường được sử dụng cho những loa có trở kháng lớn hơn 2 Ohms. Chúng được áp dụng hầu hết ở những dàn karaoke, sự kiện, sân khấu, hội trường. Với cách kết nối này thì mức công suất của ampli chỉ cần nhỉnh hơn đôi chút so với công suất loa ở cùng trở kháng là đã cho kết quả hết sức viên mãn.

 

Loa có mức trở kháng thấp thường sẽ hay gặp trong các dàn âm thanh có mức công suất lớn, karaoke, nghe nhạc với amply và loa có khoảng cách rất gần. Đối với trường hợp này thì cần thiết kế sao cho tổng trở kháng đầu vào của loa phải lớn hơn trở kháng của amply. Khoảng cách giữa ampli và cục đẩy, loa nhỏ tối ưu là 10m. Khoảng cách lớn hơn thì công suất amply cung cấp cho loa sẽ không đủ làm cho âm thanh bao phủ khắp phòng.

 

Cách kết nối loa trở kháng cao

 

Cách phối ghép này thường được sử dụng cho âm thanh thông báo, phát nhạc hay tiếng nói ở các không gian công cộng như trường học, siêu thị, nhà xưởng. Những hệ thống âm thanh này có đặc điểm lớn chính là hay sử dụng dụng những cặp loa có biến áp cùng với amply chia vùng để phù hợp với những không gian mà mình mong muốn.

 

Để sử dụng được loa trở kháng cao thì tất cả các loa phải có biến áp đi kèm, cũng vì vậy mà loại loa này sẽ cho phép điều chỉnh mức công suất phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau. Ngoài ra khi khi kết nối loa ở trở kháng cao, mắc loa song song sẽ giúp bạn loại bỏ được việc tính toán trở kháng phức tạp. Chỉ cần tổng mức công suất của các loa trong hệ thống không vượt mức công suất của Ampli là đã có thể sử dụng mà không cần quan tâm là 4 Ohm hay 8 Ohm như kết nối loa ở trở kháng thấp.

 


Fanpage: An Audio

Xem thêm: Giải đáp 101 câu hỏi về loa nghe nhạc. Có thể bạn chưa biết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) Trong Thiết Bị Âm Thanh: Cá Nhân Hóa Trải Nghiệm Người Dùng
Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) Trong Thiết Bị Âm Thanh: Cá Nhân Hóa Trải Nghiệm Người Dùng

Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã có sự phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần quan trọng trong công nghệ âm thanh. Không chỉ giúp nâng cao chất lượng âm thanh, AI còn mở ra khả năng tùy chỉnh và cá nhân hóa trải nghiệm nghe nhạc theo sở thích từng người.

Xu hướng DIY Preamp: Tự build preamp có dễ không? Có đáng thử?
Xu hướng DIY Preamp: Tự build preamp có dễ không? Có đáng thử?

DIY (Do It Yourself) – tự làm thiết bị âm thanh tại nhà – đã trở thành xu hướng phổ biến trong giới audiophile. Trong đó, DIY preamp là một trong những dự án được nhiều người quan tâm, bởi nó không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn mang đến trải nghiệm tinh chỉnh âm thanh theo sở thích cá nhân. Nhưng liệu tự build preamp có dễ không? Có thực sự đáng thử hay không? Hãy cùng khám phá.

Preamp đèn có thực sự làm âm thanh hay hơn? Giải mã sức hút của preamp đèn
Preamp đèn có thực sự làm âm thanh hay hơn? Giải mã sức hút của preamp đèn

Nếu bạn là một người đam mê âm thanh, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến preamp đèn (tube preamp) – một thiết bị được nhiều audiophile ca ngợi vì khả năng mang lại âm thanh “mượt mà”, “ấm áp” và “có hồn”. Nhưng liệu preamp đèn có thực sự làm âm thanh hay hơn không, hay đó chỉ là một hiệu ứng tâm lý? Hãy cùng khám phá sâu hơn về sức hút của preamp đèn và liệu nó có phù hợp với hệ thống âm thanh của bạn không nhé!

Tai Nghe Có Thực Sự Cải Thiện Trải Nghiệm Nghe Nhạc? Hiểu Đúng Để Chọn Đúng!
Tai Nghe Có Thực Sự Cải Thiện Trải Nghiệm Nghe Nhạc? Hiểu Đúng Để Chọn Đúng!

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao cùng một bản nhạc nhưng nghe trên các loại tai nghe khác nhau lại mang đến cảm giác khác nhau? Điều này không chỉ đến từ chất lượng file nhạc mà còn phụ thuộc vào tai nghe mà bạn đang sử dụng.

Preamp tối ưu cho loa active: Sự kết hợp hoàn hảo hay chỉ là phụ kiện thừa?
Preamp tối ưu cho loa active: Sự kết hợp hoàn hảo hay chỉ là phụ kiện thừa?

Loa active (loa tích hợp ampli) ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến nhờ sự tiện lợi và khả năng trình diễn ấn tượng. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Liệu có cần dùng thêm preamp cho loa active? Đây là một chủ đề gây tranh luận trong giới audiophile, khi một số người cho rằng preamp là không cần thiết, trong khi những người khác lại khẳng định preamp giúp cải thiện đáng kể chất âm. Vậy đâu là câu trả lời đúng?

Nhỏ Nhưng Có Võ – Những Đầu Cắm Tín Hiệu Đáng Đầu Tư
Nhỏ Nhưng Có Võ – Những Đầu Cắm Tín Hiệu Đáng Đầu Tư

Khi nhắc đến cải thiện chất lượng âm thanh, nhiều người thường tập trung vào loa, ampli hay DAC mà bỏ qua một thành phần quan trọng: đầu cắm tín hiệu. Tuy nhỏ bé, nhưng đầu cắm lại đóng vai trò then chốt trong việc truyền tải tín hiệu âm thanh ổn định, chính xác và không bị suy hao. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu tầm quan trọng của jack cắm, so sánh các loại phổ biến và gợi ý những thương hiệu đầu cắm chất lượng dành cho audiophile.

Zalo Facebook 0967772568