Dàn âm thanh gia đình nên sử dụng cục đẩy 2 kênh hay 4 kênh?

25-05-2023 20:58:00 241

Có rất nhiều người đang chuẩn bị sắm dàn karaoke gia đình và còn phân vân không biết nên sử dụng cục đẩy 2 kênh hay 4 kênh? Ở bài viết này, An Audio sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác nhất nhé.

Ngày nay sự kết hợp giữa cục đẩy và vang số được xem là sự kết hợp hoàn hảo nhằm mang đến những màn trình diễn hoàn hảo nhất. Trong đó cục đẩy 2 kênh và cục đẩy 4 kênh đang là những sự lựa chọn tốt nhất cho các dàn âm thanh gia đình.

Trước khi đi trả lời chi tiết cho câu hỏi nên sử dụng cục đẩy 2 kênh hay 4 kênh thì các bạn hãy cùng An đi tìm hiểu xem cục đẩy 2 kênh và cục đẩy 4 kênh là gì nhé.

Cục đẩy 2 kênh là gì?

Cục đẩy 2 kênh hay còn được gọi với tên khác là main công suất 2 kênh. Thiết bị này dùng để khuếch đại công suất âm thanh ra ngoài loa.

Cục đẩy 2 kênh được thiết kế với 2 cổng tích hợp vào từ vang số cùng 2 đầu ra dành cho 2 cặp loa khác nhau. Với thiết kế 2 kênh riêng biệt như vậy mà main công suất 2 kênh có thể đánh được một cặp loa ở chế độ Stereo hay những loa có công suất lớn ở chế độ Bridge – mono.

Công suất của dòng thiết bị này được thiết kế khá đa dạng nhưng thông thường là từ 200 - 800W/ kênh bởi các dòng loa karaoke trên thị trường hiện nay đều có mức công suất trong khoảng 100 - 500W/ loa, nên sẽ phù hợp để kết hợp cùng nhau.

Cục đẩy 4 kênh là gì?

Cục đẩy 4 kênh được thiết kế với 4 cổng tích hợp và thường được chọn sử dụng cho những dàn âm thanh có 2 cặp loa. Thiết bị này thường được sử dụng trong các dàn âm thanh chuyên nghiệp và có công suất lớn.

Cục đẩy 4 kênh thường có mức công suất 600W/ kênh trở lên, đếu đấu nối ở chế độ bridge sẽ cho công suất gấp đôi để kéo được loa sub hơi cỡ lớn mang đến âm thanh thật mạnh mẽ, sống động.

Nên sử dụng cục đẩy 2 kênh hay 4 kênh cho dàn âm thanh gia đình?

Mỗi loại cục đẩy đều có những ưu nhược điểm riêng. Do đó việc nên sử dụng cục đẩy 2 kênh hay 4 kênh còn tùy thuộc vào mục đích, nhu cầu sử dụng của bạn.

Tuy nhiên các mẫu cục đẩy 2 kênh thường có mức công suất vừa phải nên sẽ được sử dụng nhiều trong không gian gia đình diện tích vừa và nhỏ với sự góp mặt của 1 cặp loa karaoke.

Còn cục đẩy 4 kênh có công suất lớn hơn, phù hợp với các không gian rộng lớn, yêu cầu cao về chất lượng âm thanh như các hội trường, sân khấu lớn, sự kiện ngoài trời hay các quán karaoke kinh doanh.

Hiện nay, các dòng cục đẩy công suất có thể dễ dàng để ghép nối với nhiều thiết bị, để có thể lựa chọn thiết bị tốt và tương thích nhất người dùng cần quan tâm đến trở kháng và mức công suất của thiết bị và thiết bị loa trong dàn âm thanh gia đình mình.

Một vài lưu ý khi chọn mua cục đẩy công suất 2 kênh hoặc 4 kênh

> Chú ý đến không gian nơi đặt hệ thống âm thanh cũng như công suất của loa mình đang và sẽ sử dụng để lựa chọn sản phẩm cục đẩy với số kênh phù hợp.

> Xác định nhu cầu sử dụng là bao nhiêu cặp loa.

> Chọn mua tại những cửa hàng điện tử, điện máy uy tín, có bảo hành.

Cũng giống như các thiết bị âm thanh khác, trên thị trường có vô vàn các thương hiệu cục đẩy công suất với sự đa dạng về mẫu mã, chất lượng cũng như giá cả. Bên cạnh những sản phẩm chính hãng chất lượng thì cũng không ít hàng giả, hàng kém chất lượng. Nếu không có nhiều kinh nghiệm, kiến thức, chắc chắn bạn dễ gặp phải tình trạng “tiền mất tật mang”. Vậy nên điều quan trọng nhất là phải lựa chọn được địa chỉ bán cục đẩy công suất uy tín.

An Audio hiện là một trong những địa chỉ cung cấp các thiết bị âm thanh uy tín tại Hà Nội, do đó để có thể mua các thiết bị âm thanh chính hãng trong đó có cục đẩy công suất, các bạn hãy ghé qua Showroom của An Audio hoặc liên hệ ngay tới Hotline 0967 772 568 để được tư vấn nhanh nhất nhé.


Fanpage: An Audio

Xem thêm: Cách vệ sinh Amply đơn giản, an toàn tại nhà. Không phải ai cũng biết!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Music Server Thế Hệ Mới: Sự Trỗi Dậy của Streamer DAC Tích Hợp – Cuộc Chơi Mới của Audiophile Hi-End
Music Server Thế Hệ Mới: Sự Trỗi Dậy của Streamer DAC Tích Hợp – Cuộc Chơi Mới của Audiophile Hi-End

Trong thế giới âm thanh hi-end đang không ngừng chuyển động, một trong những xu hướng nổi bật nhất thời gian gần đây chính là sự trỗi dậy của các thiết bị music server tích hợp DAC – streamer all-in-one. Đây không còn là giải pháp "tiện lợi cho người mới chơi" như vài năm trước, mà đã trở thành tâm điểm trong hệ thống nghe nhạc của nhiều audiophile kỳ cựu – đặc biệt khi xu hướng nghe nhạc số Hi-Res, DSD, MQA và streaming lossless bùng nổ.

3 mẫu amply tích hợp DAC dưới 5 triệu
3 mẫu amply tích hợp DAC dưới 5 triệu

Những chiếc amply tích hợp DAC đang dần trở thành lựa chọn phổ biến nhờ sự tiện dụng, tiết kiệm không gian và khả năng tái tạo âm thanh ấn tượng. Đặc biệt ở phân khúc dưới 5 triệu đồng, người chơi vẫn có thể sở hữu những thiết bị “2 trong 1” với chất lượng không hề thua kém các bộ dàn rời truyền thống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua 3 mẫu amply tích hợp DAC đáng mua nhất hiện nay, phù hợp cả với người mới lẫn những ai đang muốn nâng cấp dàn âm thanh cá nhân mà vẫn tối ưu chi phí.

Top 5 DAC dưới 10 triệu đáng mua nhất hiện nay
Top 5 DAC dưới 10 triệu đáng mua nhất hiện nay

Bạn đang muốn nâng cấp trải nghiệm âm nhạc của mình nhưng ngân sách lại có hạn? Tin vui là hiện nay có rất nhiều mẫu DAC chất lượng cao, được trang bị chip giải mã hiện đại, hỗ trợ chuẩn âm thanh Hi-Res, kết nối linh hoạt… mà mức giá lại rất hợp lý, chỉ dưới 10 triệu đồng.

Những điều nên biết khi nghe nhạc LDAC
Những điều nên biết khi nghe nhạc LDAC

Trong kỷ nguyên không dây, âm thanh truyền qua Bluetooth đang dần trở thành tiêu chuẩn, nhất là với tai nghe không dây, loa Bluetooth, hay DAC/AMP di động tích hợp Bluetooth. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự quan tâm đến chất lượng âm thanh, thì chỉ nghe qua Bluetooth thôi là chưa đủ — bạn cần để ý đến codec Bluetooth, và LDAC là cái tên mà người yêu nhạc nên biết.

So sánh chất lượng giữa Bluetooth DAC và DAC USB: Đâu là lựa chọn tối ưu cho audiophile hiện đại?
So sánh chất lượng giữa Bluetooth DAC và DAC USB: Đâu là lựa chọn tối ưu cho audiophile hiện đại?

Câu hỏi muôn thuở trong giới chơi âm thanh số hiện nay: Nên chọn DAC Bluetooth hay DAC USB? Liệu kết nối không dây có thể đạt tới độ trung thực như kết nối có dây truyền thống?

LDAC, aptX Adaptive, LHDC – Chuẩn Codec Bluetooth Nào Thực Sự ‘Đáng Tiền’?
LDAC, aptX Adaptive, LHDC – Chuẩn Codec Bluetooth Nào Thực Sự ‘Đáng Tiền’?

Tai nghe Bluetooth ngày càng phổ biến, nhưng bạn có bao giờ tự hỏi: Vì sao cùng một bản nhạc, cùng tai nghe, mà nghe trên máy này hay hơn máy kia? Câu trả lời không chỉ nằm ở phần cứng. Một yếu tố then chốt bị bỏ qua chính là "codec Bluetooth" – thứ quyết định phần lớn chất lượng âm thanh truyền qua kết nối không dây.

Zalo Facebook 0967772568