Đây là nguyên nhân khiến amply bị mất tiếng thường gặp nhất!

27-05-2023 09:03:02 1085

Amply là thiết bị xử lý, khuếch đại tín hiệu âm thanh trước khi phát ra loa ngoài để đến tai người nghe. Đây là thiết bị quan trọng quyết định đến chất lượng âm thanh và sự hoạt động trơn tru của dàn âm thanh. Một số người dùng sau khi mua amply về sử dụng được một thời gian thì gặp vấn đề mất tiếng, rè âm...  

 

Vậy đâu là nguyên nhân khiến amply bị mất tiếng thường gặp nhất? Thông tin đó sẽ có trong bài viết dưới đây.

 

Khi sử dụng amply bạn cần lưu ý những gì?

 

- Khi đấu dây amply phải chú ý các đầu tiếp xúc tốt, tránh di chuyển làm giảm đi chất lượng âm thanh cũng như gây ra các tiếng ồn khó chịu.

 

- Đấu đúng đầu của amply với loa để mang lại chất lượng âm thanh tốt nhất

 

- Khi đấu nối các thiết bị thì amply phải ở trong tình trạng tắt.

 

- Tránh để các máy chồng đè lên nhau, nên để cách nhau từ 5-10cm. Nếu để gần nhau quá sẽ làm những chiếc amply không tỏa được nhiệt, khiến xuyên nhiễu từ trường, chất lượng âm thanh sẽ giảm đi rất nhiều.

 

Dấu hiệu nhận biết hiện tượng amply bị mất tiếng

 

Nếu gặp phải trường hợp amply bị mất tiếng, không phát ra bất kỳ âm thanh nào, thì đa phần chúng ta nghĩ rằng amply đã bị hư và không còn sử dụng được nữa.

 

Tuy nhiên, tình trạng amply bị mất tiếng là hiện tượng rất bình thường. Chúng có thể bị mất tiếng luôn cả 2 bên amply, hoặc mất tiếng 1 bên, hoặc mất tiếng echo (tiếng vang), tất cả đều làm ảnh hưởng đến việc thưởng thức âm nhạc của gia đình bạn.

 

 

Đây là nguyên nhân khiến amply bị mất tiếng thường gặp nhất!

 

Amply là thiết bị dùng để điều chỉnh âm thanh để cho ra những bài hát, bản nhạc, âm thanh chuẩn nhất, hay nhất để truyền đến người nghe. Trên thị trường âm nhạc hiện nay, amply được sản xuất bởi rất nhiều hãng khác nhau, ví dụ như: California, Ariang, Sony,…Tất cả các thương hiệu kể trên đều là các thương hiệu có tiếng trong lĩnh vực âm thanh. 

 

Vậy đâu là những nguyên nhân khiến amply bị mất tiếng thường gặp nhất?

 

- Amply hoạt động quá công suất trong khoảng thời gian dài: Nếu sử dụng amply với tần suất nhiều trong suốt khoảng thời gian dài, thì sẽ vô tình làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm cũng như chất lượng âm thanh phát ra từ thiết bị này

 

- Lỗi từ nhà sản xuất: Hầu hết, các thiết bị điện tử âm thanh nào cũng có thể gặp lỗi từ nhà sản xuất. Do đó, nếu amply vừa mới mua về hoặc đang còn trong thời hạn bảo hành, thì bạn hãy mang sản phẩm đến trung tâm bảo hành để khắc phục được tình trạng amply bị mất tiếng.

 

Ngoài ra, khi amply bị mất tiếng cũng có thể là do lâu quá bạn không sử dụng amply, cầu chì bị đứt, dây loa bị hỏng, bị hư IC,…

 

Cách sửa amply mất tiếng nhanh chóng, đơn giản nhất

 

- Bước 1: Kiểm tra nguồn điện và núm chỉnh âm lượng của amply

 

Trước hết hãy kiểm tra nguồn điện đã vào amply chưa. Nếu đèn không sáng, lỗi có thể do điện áp không phù hợp, jack cắm lỏng hay dây bị đứt.

 

Có thể dùng một vật kim loại quẹt thử vào jack cắm (input) xem có tiếng ù hay không. Nếu có thì lỗi do bộ dây kết nối, bạn chỉ cần thay dây mới.

 

Tiếp theo hãy chỉnh núm volume lên max. Nếu amply vẫn mất tiếng hãy kiểm tra đầu jack cắm nối với loa. Nếu búng vào đầu jack bằng ngón tay có tiếng “bụp” thì bạn cần đem amply đến cơ sở bảo hành và sửa chữa.

 

- Bước 2: Kiểm tra các ốc nằm bên hông của amply

 

Nếu thực hiện bước 1 mà vẫn chưa phát hiện vấn đề và sửa amply mất tiếng thành công thì hãy tiếp tục thử xem các ốc bên hông của amply có bị rò điện hay không.

 

Khi không thể xác định lỗi amply mất tiếng ở bộ phận nào dù đã thực hiện cách trên hay đã xác định được lỗi phức tạp, không thể tự xử lý thì cách tốt nhất là bạn hãy tìm đến cơ sở bảo hành, sửa chữa chuyên nghiệp. Những lỗi phức tạp này cần sự can thiệp, sửa chữa của nhân viên kỹ thuật có chuyên môn cao.

 

Hướng dẫn sửa amply bị mất echo chi tiết

 

Với trường hợp amply bị mất echo, nguyên nhân chủ yếu là do các mạch điện và IC có vấn đề, như:  

 

- Bị hỏng bo Echo: Bo mạch Echo bị hỏng sẽ khiến cho amply bị mất echo.

 

- Bị hỏng bo Mic: Bo mạch của Mic bị hỏng sẽ không truyền được tín hiệu âm thanh tới amply, từ đó amply không thể xử lý và phát ra được tiếng echo.

 

- Bị cháy IC: Một vài con IC bị cháy do sử dụng quá lâu hoặc không được bảo trì, sẽ không thể làm cho amply có khả năng tạo độ vang nữa và gây ra hiện tượng mất echo.

 

 

Dưới đây là một số cách hướng dẫn sửa amply bị mất echo mà bạn có thể tham khảo để sử dụng:

 

Do hỏng IC 7815

 

Cách khắc phục: Bạn cần sử dụng đồng hồ đo điện áp để tiến hành kiểm tra các con IC trong amply. Thiết bị nào bị hỏng, thì bạn chỉ cần thay thế con IC mới.

 

Do hỏng IC 4558

 

Cách khắc phục: Bạn vẫn cần sử dụng đồng hồ đo điện áp để kiểm tra lần lượt các con IC (nếu chưa biết con IC 4558 nằm ở đâu trong bảng mạch). Cái nào không có tín hiệu, nghĩa là bị hỏng thì bạn chỉ cần thay IC mới.

 

Do cháy cầu chì

 

Cầu chì amply bị cháy sẽ khiến cho amply bị mất tiếng.

 

Lúc này bạn có thể quan sát bằng mắt thường vì cầu chì bị cháy sẽ xuất hiện màu đen. Lúc đó, bạn tháo nó ra và thay vào cái mới.

 

Trên đây là những nguyên nhân Amply bị mất tiếng, các lỗi thường gặp và cách sửa Amply mất tiếng đơn giản mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất.


Fanpage: An Audio

Xem thêm: Từ A đến Z những điều cần biết về cổng AUX trên loa và amply

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Vì Sao Amply Class A Vẫn Được Săn Lùng Trong Kỷ Nguyên Kỹ Thuật Số?
Vì Sao Amply Class A Vẫn Được Săn Lùng Trong Kỷ Nguyên Kỹ Thuật Số?

Thời đại của thiết bị âm thanh hiện đại đã và đang chứng kiến sự lên ngôi của những cái tên như amp Class D siêu gọn nhẹ, DAC tích hợp Bluetooth, streamer all-in-one, và những giải pháp số hóa ngày càng tối giản. Thế nhưng giữa làn sóng ấy, có một trường phái “cổ điển” vẫn vững vàng giữ vị thế đặc biệt trong lòng audiophile: amply Class A.

Chơi Tai Nghe Hi-Fi Không Khó: Bỏ Túi 5 Mẹo Để Nghe “Ra Chất”
Chơi Tai Nghe Hi-Fi Không Khó: Bỏ Túi 5 Mẹo Để Nghe “Ra Chất”

Nhiều người nghĩ rằng chơi tai nghe Hi-Fi là một “thú vui tốn kém”, cần đầu tư DAC, amp, dây dẫn, file nhạc lossless… đủ thứ phức tạp. Nhưng thực tế, bạn hoàn toàn có thể nghe hay, cảm nhạc trọn vẹn, và cảm thấy tai nghe “ra chất” – ngay cả khi không dùng thiết bị đắt tiền.

Biến Góc Nhỏ Thành Phòng Nghe “Triệu Đô” Với 5 Mẹo Setup
Biến Góc Nhỏ Thành Phòng Nghe “Triệu Đô” Với 5 Mẹo Setup

Không phải ai chơi audio cũng có cả căn phòng cách âm riêng biệt, rộng hàng chục mét vuông để dựng hệ thống “khủng”. Đa phần chúng ta chơi nhạc tại chính phòng ngủ, phòng làm việc, phòng khách nhỏ hoặc một góc trong căn hộ, nơi vừa phải nhường chỗ cho tủ, bàn, kệ – vừa có đủ thiết bị sinh hoạt hằng ngày.

Giải Mã DSD, PCM, MQA: DAC Nào Cho Trải Nghiệm Nhạc Số Thật Nhất?
Giải Mã DSD, PCM, MQA: DAC Nào Cho Trải Nghiệm Nhạc Số Thật Nhất?

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc DAC để nâng tầm trải nghiệm nghe nhạc số, thì chắc hẳn đã bắt gặp các thuật ngữ như DSD, PCM, MQA. Vấn đề là, thông tin về chúng rất nhiều – nhưng không phải lúc nào cũng dễ hiểu. DAC nào giải mã được định dạng nào? Có cần thiết phải chơi DSD? PCM có đủ "thật"? MQA là gì mà gây tranh cãi đến vậy?

Amply Đèn Hay Amply Số? Cuộc Chiến Không Hồi Kết Của Audiophile
Amply Đèn Hay Amply Số? Cuộc Chiến Không Hồi Kết Của Audiophile

Nếu bạn từng tham gia các hội nhóm chơi audio hoặc từng đọc review thiết bị âm thanh, chắc hẳn đã thấy câu hỏi “amply đèn hay amply số hay hơn?” được lặp lại không biết bao nhiêu lần. Và mỗi lần như vậy, tranh luận lại nổ ra sôi nổi như chưa từng có lời hồi đáp.

Tai Nghe Hay Là Nhờ Driver Xịn? 90% Người Dùng Không Biết Điều Này
Tai Nghe Hay Là Nhờ Driver Xịn? 90% Người Dùng Không Biết Điều Này

Khi mua tai nghe, nhiều người có xu hướng hỏi ngay: “Driver gì vậy?”, “Dynamic hay Balanced Armature?”, “Là planar hả?” Thậm chí không ít bạn mặc định rằng: cứ driver xịn là âm thanh sẽ hay. Nhưng nếu bạn cũng đang tin như vậy, thì có thể bạn đang bỏ lỡ một góc rất lớn của câu chuyện.

Zalo Facebook 0967772568