Những thói quen đeo tai nghe cực kỳ “nguy hiểm” mà hầu như ai cũng mắc phải

25-05-2023 16:11:01 165

Sử dụng tai nghe không đúng cách lâu ngày tạo thành những thói quen xấu, và gây hại trực tiếp cho sức khoẻ. Thế nhưng điều nguy hiểm đó là người dùng dẫu biết nhưng vẫn khó lòng từ bỏ. Hãy xem ngay những thói quen đeo tai nghe cực kỳ “nguy hiểm” mà hầu như ai cũng mắc phải mà chúng tôi sắp chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

 

Với sự phát triển của công nghệ, tai nghe ngày nay không chỉ là một thiết bị để nghe nhạc, chơi game  mà đã trở thành vật dụng không thể thiếu, giúp chúng ta từ học tập, làm việc, giải trí đều hiệu quả hơn. Thế nhưng, người dùng lại dễ mắc phải những sai lầm khi sử dụng tai nghe dưới đây.

 

Vứt tai nghe bừa bãi

 

Đây là sai lầm mà hầu như ai cũng mắc phải. Thường sau khi dùng xong, bạn sẽ tiện tay để tai nghe ở đâu đó . Hành động nhỏ này có thể khiến cho tai nghe bị bám bụi bẩn gây ra hiện tượng tai nghe bị rè và về lâu dài có thể ảnh hưởng đến tai. Ngoài ra, vứt tai nghe lung tung cũng khiến bạn vất vả tìm kiếm mỗi khi sử dụng đến chúng.

 

Sử dụng chung tai nghe với người khác

 

Dùng chung tai nghe với người khác có thể là mối nguy hại cho sức khỏe của bạn vì chúng có thể làm lây nhiễm vi khuẩn.

 

Nghe âm lượng quá to

 

Khi đeo tai nghe, âm thanh sẽ được truyền trực tiếp vào tai. Theo khuyến cáo, cường độ âm thanh khi dùng tai nghe không được vượt quá 90db. Bất kỳ âm thanh nào vượt quá ngưỡng trên cũng gây hại cho khả năng nghe của tai.

 

Bạn có thể hình dung đơn giản giống việc nghe nhạc quá to thường xuyên cũng khiến cho màng nhĩ rung quá nhiều và liên tục giống như bạn đè nén một cái lò xo liên tục thì lâu ngày lò xo sẽ bị mất khả năng đàn hồi, đối với màng nhĩ cũng sẽ hoàn toàn tương tự.

 

 

Điều đặc biệt là bạn sẽ không cảm thấy giảm thính lực ngay, mà phải một thời gian sau mới nhận ra. Tiếng ồn hay âm nhạc quá lớn sẽ tổn thương trước tiên các tế bào thần kinh thính giác tần số cao, sau đó sẽ đến các tần số trung bình và thấp. Như vậy, sẽ ảnh hưởng đến sự nghe với tần số trung bình của tiếng nói bình thường.

 

Đeo tai nghe trong môi trường ồn ào

 

Bên cạnh việc chủ động vặn âm lượng tai nghe quá to, nhiều người còn thụ động vặn to âm lượng tai nghe. Chẳng hạn như do môi trường ồn ào nên để nghe được âm thanh của tai nghe, họ buộc phải điều chỉnh âm lượng lớn hơn.

 

Khi đi đường, âm thanh của xe cộ sẽ rơi vào khoảng 70-100 decibel. Nhiều người có thói quen sử dụng tai nghe nghe nhạc sẽ vặn to âm lượng lên trên 80, hoặc thậm chí sẽ tăng đến 100 decibel. Trong quá trình này, tai của bạn đã phải chịu đựng tiếng ồn gấp đôi và sẽ gây ra tổn thương cho thính giác.

 

Đeo tai nghe quá lâu

 

Suy giảm thính lực sẽ xảy ra nếu bạn hằng ngày tiếp xúc âm thanh có cường độ 85 - 90 decibels (dB) liên tục trên 2 giờ đồng hồ và kéo dài trên 12 tháng. Các nhà khoa học cho biết rằng với âm thanh ở ngưỡng 94dB, tai chúng ta có thể chịu đựng được 1 tiếng mỗi ngày. Còn với ngưỡng âm thanh là 105dB, tai con người chỉ có thể chịu đựng được khoảng 4 phút mỗi ngày.

 

Đeo tai nghe quá nhiều khiến cho các tế bào thần kinh trong hốc tai phải làm việc quá sức, gây ra suy giảm thính lực hay có thể bị điếc. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tốt nhất bạn không nên đeo tai nghe quá 2 giờ đồng hồ mỗi ngày, không dùng tai nghe liên tục quá 15 phút mà cần cho tai có thời gian nghỉ ngơi giữa những lần sử dụng.

 

Sử dụng tai nghe khi tai vẫn đang ướt

 

Môi trường ẩm ướt không thông thoáng là điều kiện rất tốt để các loại vi sinh vật phát triển, đặc biệt là nấm. Triệu chứng chính của nấm tai là ngứa, nếu bạn ngoáy tai mạnh sẽ là làm rách xước niêm mạc tai, lúc này vi khuẩn sẽ thừa cơ xâm nhập gây đau nhức.

 

Không thường xuyên vệ sinh tai nghe

 

Quan điểm nhiều người cho rằng, không nhất thiết phải vệ sinh tai nghe. Nhưng trên thực tế, tai nghe khi tiếp xúc môi trường không khí sẽ bám bụi và vi khuẩn, nhất là với các loại tai nghe có gắn mút bên ngoài.

 

Vì vậy vệ sinh tai nghe là điều cần thiết. Bạn có thể trộn vài giọt chất tẩy rửa (như nước rửa chén) với nước ấm, sau đó lấy 1 mảnh vải hay tăm bông thấm hỗn hợp trên rồi lau sạch. Nên nhớ không được lau chùi quá lâu vì nước sẽ làm hỏng bo mạch điện tử của tai nghe.

 

 

Ghi nhớ 2 nguyên tắc cần tuân thủ khi sử dụng tai nghe

 

- Tuân thủ 3 nguyên tắc 60 khi đeo tai nghe: Khi đeo tai nghe, cần đảm bảo âm lượng không vượt quá 60% âm lượng tối đa; thời gian sử dụng tai nghe không vượt quá 60 phút liên tục và âm thanh không vượt quá 60 decibel.

 

- Kiểm soát tổng thời gian đeo tai nghe mỗi ngày: Người bình thường nên sử dụng tai nghe tối đa 3-4 giờ/ ngày. Trẻ vị thành niên chỉ nên sử dụng tai nghe tối đa 1-2 giờ/ ngày. Và tuyệt đối không đeo tai nghe khi ngủ.


Fanpage: An Audio

Xem thêm: Thiết lập hệ thống âm thanh đơn giản với bộ giải mã SMSL M400

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
DAC Denafrips Terminator Plus 12th R-2R: Nâng tầm trải nghiệm âm thanh của bạn
DAC Denafrips Terminator Plus 12th R-2R: Nâng tầm trải nghiệm âm thanh của bạn

Denafrips Terminator Plus 12th R-2R là bộ giải mã âm thanh kỹ thuật số sang analog (DAC) cao cấp được ra mắt vào năm 2023 để kỷ niệm 12 năm thành lập của Denafrips. Đây là phiên bản nâng cấp của DAC Terminator gốc từng đoạt giải thưởng, hứa hẹn mang lại hiệu suất âm thanh vượt trội hơn với nhiều cải tiến về kỹ thuật.

Tại sao nên sử dụng Pre đèn trong hệ thống âm thanh?
Tại sao nên sử dụng Pre đèn trong hệ thống âm thanh?

Hệ thống âm thanh đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến những giây phút thư giãn và giải trí cho con người. Tuy nhiên, để có được trải nghiệm âm thanh trọn vẹn và đẳng cấp, việc đầu tư vào các thiết bị âm thanh chất lượng cao là điều vô cùng cần thiết. Trong số đó, pre đèn nổi lên như một lựa chọn được nhiều audiophile ưa chuộng bởi khả năng mang đến chất âm ấm áp, mượt mà và chi tiết hơn so với pre bán dẫn. Vậy, pre đèn mang lại những lợi ích gì cho hệ thống âm thanh?

Một số sự cố thường gặp khi sử dụng DAC, nguyên nhân và cách khắc phục
Một số sự cố thường gặp khi sử dụng DAC, nguyên nhân và cách khắc phục

DAC (Digital to Analog Converter) là thiết bị đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi tín hiệu âm thanh kỹ thuật số sang tín hiệu âm thanh analog, mang đến trải nghiệm âm thanh sống động và chân thực hơn cho người dùng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, DAC cũng có thể gặp một số sự cố ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.

DAC tích hợp amply - Giải pháp âm thanh hoàn hảo cho mọi không gian
DAC tích hợp amply - Giải pháp âm thanh hoàn hảo cho mọi không gian

Trong kỷ nguyên số ngày nay, nhu cầu thưởng thức âm thanh chất lượng cao ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, để có được trải nghiệm âm thanh trọn vẹn, bạn cần có sự kết hợp hoàn hảo giữa các thiết bị âm thanh. Amply và DAC là hai thiết bị không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống âm thanh nào. Tuy nhiên, việc sử dụng hai thiết bị riêng biệt có thể gây cồng kềnh và phức tạp. Do đó, DAC tích hợp amply đã ra đời như một giải pháp hoàn hảo, mang đến cho bạn âm thanh chất lượng cao cùng sự tiện lợi tối ưu.

So sánh amply đèn và amply bán dẫn: Nên chọn loại nào?
So sánh amply đèn và amply bán dẫn: Nên chọn loại nào?

Amply là thiết bị điện tử đóng vai trò khuếch đại tín hiệu âm thanh từ các nguồn phát như đầu CD, máy tính, điện thoại,... để truyền đến loa, giúp người nghe cảm nhận âm thanh một cách rõ ràng và mạnh mẽ hơn.

Nghe nhạc Lossless chất lượng cao với DAC
Nghe nhạc Lossless chất lượng cao với DAC

Nhạc Lossless là định dạng âm thanh không nén, giữ nguyên vẹn chất lượng âm thanh gốc từ bản thu âm, mang đến trải nghiệm nghe nhạc chân thực và chi tiết nhất. Tuy nhiên, để thưởng thức trọn vẹn âm thanh Lossless, bạn cần có thiết bị hỗ trợ giải mã tín hiệu kỹ thuật số sang tín hiệu analog, hay còn gọi là DAC (Digital to Analog Converter).

Zalo Facebook 0967772568