Một hệ thống âm thanh dù là rẻ tiền hay đắt tiền thì việc sử dụng chúng như thế nào để được bền lâu vẫn là điều mà ít ai làm được. Chính vì vậy, việc cải thiện nâng cấp và sử dụng các sản phẩm âm thanh đúng cách luôn là điều quan tâm của người sử dụng. Bài viết này An Audio sẽ chia sẻ tới các bạn 13 cách giúp cải thiện chất lượng âm thanh hiệu quả nhất.
Khi nào cần nâng cấp cho hệ thống để cải thiện chất lượng âm thanh?
Nâng cấp hệ thống âm thanh là phương án được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực âm thanh ánh sáng lựa chọn, thay vì mua mới lại toàn bộ các thiết bị gây tốn kém và lãng phí thì bằng cách này, hệ thống thiết bị âm thanh ánh sáng của bạn vẫn trở nên hiện đại và tạo ra chất lượng tốt hơn hẳn.
Việc nâng cấp dàn âm thanh cũng khá là đơn giản, cụ thể bạn chỉ cần thay thế một số linh kiện, phụ kiện đã cũ hay không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và không đủ khả năng cho ra chất lượng âm thanh hoàn hảo.
13 cách giúp cải thiện chất lượng âm thanh hiệu quả
Nếu dàn âm thanh của bạn đang gặp vấn đề, hãy thử một hoặc nhiều cách sau đây để xem hiệu quả cải thiện đến đâu nhé.
- Thay đổi phụ kiện: Để hệ thống âm thanh có chất âm mới mẻ hơn, cải thiện mà không phải tốn kém quá nhiều chi phí, hãy thực hiện việc thay đổi một số thiết bị phụ kiện như dây dẫn tín hiệu, dây loa, giắc kết nối, hay các ổ nguồn điện… vì qua một thời gian sử dụng nhất định chất lượng của các phụ kiện này sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu, kéo theo các thiết bị được kết nối cũng trở nên kém và chậm hơn.
- Thay đổi hoặc thêm loa: Thay loa cũng đồng nghĩa với việc phải bỏ đi cả một dàn loa cũ, mặc dù đảm bảo hiệu quả tốt và hiện đại nhất nhưng bạn sẽ phải đầu tư một khoản không nhỏ. Nếu vậy, hãy thử thêm loa để hỗ trợ loa cũ, tạo sự tương tác tốt cho loa mới và loa cũ.
- Tắt các thiết bị số: Các thiết bị số đều làm ảnh hưởng đến tín hiệu tương tự analog qua loa. Một số thiết bị số dù không bật nhưng cắm điện cũng vẫn sẽ gây ảnh hưởng vì thế tốt nhất là rút dây nguồn.
- Dịch chuyển vị trí ngồi: Với các hệ thống loa đứng phân biệt âm bass tầng cao và thấp, việc dịch chuyển vị trí ngồi nghe về trước hay sau sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến độ cân bằng của âm thanh mà bạn cảm thụ được.
- Chống rung: Nên đầu tư đế đỡ chống rung cho loa, bởi khi loa đứng chắc chắn âm thanh phát ra sẽ chuẩn hơn.
- Duy trì ánh sáng phòng: Ánh sáng đèn mờ thay đổi thường xuyên với tần số 60 Hz sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn xoay chiều AC cung cấp điện cho loa dẫn đến những biến đối vô tình của âm thanh loa phát ra.
- Tắt màn hình: Nếu đơn thuần là thưởng thức âm nhạc đỉnh cao, TV hay các màn hình kết nối sẽ không cần thiết, nên được tắt hết để không ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh của loa.
- Hấp thụ âm dội tường trở lại: Sử dụng các loại thảm làm vải hoặc các chất liệu hút âm trải sàn, gắn tường hấp thụ âm dội ngược trở lại, giúp nâng cao chất lượng âm sắc của âm thanh loa phát ra.
- Làm sạch các đầu tiếp xúc của ngõ cắm và dây cáp: Thường xuyên vệ sinh các đầu tiếp xúc của dây nguồn, dây cáp giúp cho chất lượng âm được tốt hơn.
- Cài đặt vị trí đặt loa karaoke: Không dễ để xác định được một vị trí đặt loa tối ưu vì vậy sẽ phải thường xuyên thay đổi, và góc chụm của các loa cũng thay đổi theo. Vì thế cần đảm bảo độ chụm các góc đặt loa giống nhau để có được âm thanh cân bằng.
- Vặn chặt vít bắt màng loa: Sau một thời gian sử dụng, những con vít bắt màng loa vào thân rất dễ bị lỏng, làm ảnh hưởng đến độ rung của màng, gián tiếp là độ ngân và rõ của loa.
- Tách biệt dây nguồn và các dây tín hiệu: Sẽ khó tránh khỏi các loại dây này tiếp xúc và ảnh hưởng trực tiếp đến tín hiệu truyền qua bên trong dây.
- Thay đổi không gian phòng hát: Chất lượng âm thanh có thể được cải thiện đáng kể với những thay đổi nhỏ trong việc sắp xếp nội thất của căn phòng.
Chỉ cần thay đổi, nâng cấp một chút là các thiết bị âm thanh của bạn đã trở nên khác hẳn vậy nên đừng do dự mà hãy nâng cấp hệ thống âm thanh ngay bây giờ để có một hệ thống âm thanh hoàn hảo nhất nhé.
Fanpage: An Audio
Xem thêm: Mua DAC đèn giá rẻ, chất lượng ở đâu? Top 3 DAC đèn đang bán chạy nhất hiện nay