Ngưỡng nghe của tai người trong âm thanh là gì?

23-05-2023 14:47:49 1191

Ngưỡng nghe của tai người trong âm thanh là gì? Hãy cùng An Audio đi tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Theo thống kê cho thấy Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ ô nhiễm tiếng ồn ở mức báo động và nằm trong Top cao nhất trên thế giới. Để bảo vệ đôi tai của mình, các bạn cần phải nắm được ngưỡng nghe của tai người là bao nhiêu. 

Trước khi đi tìm hiểu tiếng ồn của âm thanh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đôi tai của bạn như thế nào thì chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu xem ngưỡng nghe của tai người trong âm thanh là gì và là bao nhiêu nhé.

dB - Ngưỡng nghe của tai người trong âm thanh là gì?

Để đo độ lớn của âm thanh, người ta sử dụng đơn vị là decibel viết tắt dB. Decibel được sử dụng để hiện thị độ mạnh hay yếu của âm thanh khi phát ra. Số dB càng lớn thì âm thanh càng mạnh và ngược lại. 

Chẳng hạn, khi bạn làm việc thì tiếng gõ máy tính, tiếng các động cơ máy móc hoạt động là những thứ âm thanh không có giá trị hay không phù hợp với mong muốn của người nghe thì đó chính là tiếng ồn. Ngoài ra, những âm thanh tuy hay nhưng chúng lại được phát ra không đúng thời điểm thì cũng được gọi là tiếng ồn. Những tiếng ồn này nếu phải nghe trong thời gian dài và khiến bạn cảm tháy khó chịu, phiền phức thì sẽ chuyển sang ô nhiễm âm thanh.

Để đo được tiếng ồn người ta thường sử dụng các loại máy đo lường âm thanh hoặc phần mềm đo tiếng ồn âm thanh chuyên dụng. Sau khi đo, các bạn sẽ tìm được 1 mức độ âm thanh cụ thể.

Ngoài dB, người ta cũng còn một đơn vị đo âm thanh khác đó chính là tần số hoặc cao độ. Tần số được kí hiệu bằng Hertz (Hz). Trung bình giọng của một người sẽ nằm trong phạm vi từ 250 Hz đến 8000 Hz. 

Ngưỡng nghe của tai người bao nhiêu dB? 

Mức âm thanh thấp nhất mà tai con người có thể ngay thấy được là 0dB còn mức âm thanh cao nhất vào khoảng 194dB. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể chịu được mức âm thanh lên tới 194dB bởi thông thường, cường độ âm thanh ở ngưỡng 140dB trở lên đã khiến bạn bị chói tai và ảnh hưởng đến thính giác rồi.

4 ngưỡng âm thanh mà tai người nghe thấy là gì?

- Từ 0dB đến 80dB: Đây là ngưỡng âm thanh tiêu chuẩn cho phép bạn có thể chịu được mà không cần phải sử dụng những thiết bị bảo vệ thính giác như chụp tai hay nút tai chống ồn.

- Từ 80bB đến 90dB là mức âm thanh khá lớn và bắt đầu khiến bạn cảm thấy khó chịu. Đây cũng được xem là một độ ồn khá nguy hiểm nếu như bạn thường xuyên phải tiếp xúc.

- Từ 90dB trở lên: Mức âm thanh nguy hiểm. Tai của một người bình thường chỉ có thể chịu được tối đa 1 giờ đồng hồ.

- Nếu tiếp xúc cường độ âm thanh từ 140dB trở lên thì tai của bạn sẽ bị ảnh hưởng và thính giác sẽ bị tổn thương dẫn đến các tình trạng như bị điếc, đau tai…

Khi bạn nghe âm thanh quá ngưỡng cho phép sẽ xảy ra điều gì?

Hàng ngày, nếu chúng ta tiếp xúc thường xuyên với nhiều nguồn âm thanh với cường độ lớn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình làm việc, sinh hoạt nghỉ ngơi cũng như sức khỏe. Cụ thể:

- Ảnh hưởng tới thính lực: Một số nguồn gây ra tiếng ồn có thể vượt quá ngưỡng nghe an toàn của tai như máy khoan, còi, động cơ, máy bay,... Thường xuyên tiếp xúc với những loại âm thanh này sẽ tổn thương màng nhĩ, giảm thính lực, giảm độ nhạy về âm thanh của tai.

- Ảnh hưởng thần kinh: Âm thanh với cường độ cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý con người, làm mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, rối loạn hành vi. 

- Gây các bệnh về tim mạch: Âm thanh có cường độ cao có thể gây huyết áp cao, làm tăng nhịp tim, cản trở sự lưu thông bình thường của máu. Ngoài ra, tiếng ồn cũng có thể gây co mạch dẫn đến tăng huyết áp và tăng tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành.

- Rối loạn giấc ngủ: Tiếng ồn khiến bạn khó chịu, làm ngủ không ngon giấc. Khi chất lượng giấc ngủ không tốt có thể dẫn đến mệt mỏi, giảm năng suất làm việc. 

Nếu bạn phải làm việc thường xuyên trong môi trường có độ ồn cao thì bạn nên trang bị cho mình các thiết bị bảo hộ cá nhân như nút bịt tai, chụp tai,... để giảm tác hại của tiếng ồn xung quanh. 

Trong trường hợp, bạn phải sinh sống và làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn, hãy lên cho mình một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể phục hồi vì tiếng ồn rất dễ làm bạn căng thẳng. mệt mỏi. Một trong những giải pháp mà bạn có thể tập luyện giúp tinh thần thoải mái hơn như tập thiền, yoga, tập thở,…

Trên đây là toàn bộ thông tin về bài viết “Ngưỡng nghe của tai người trong âm thanh là gì?” . Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp ở trên sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích giúp giảm thiểu tiếng ồn xung quanh và bảo vệ thính giác của mình một cách tốt nhất.


Fanpage: An Audio

Xem thêm: Dây loa nào giá rẻ tốt nhất năm 2022?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
So sánh chất lượng giữa Bluetooth DAC và DAC USB: Đâu là lựa chọn tối ưu cho audiophile hiện đại?
So sánh chất lượng giữa Bluetooth DAC và DAC USB: Đâu là lựa chọn tối ưu cho audiophile hiện đại?

Câu hỏi muôn thuở trong giới chơi âm thanh số hiện nay: Nên chọn DAC Bluetooth hay DAC USB? Liệu kết nối không dây có thể đạt tới độ trung thực như kết nối có dây truyền thống?

LDAC, aptX Adaptive, LHDC – Chuẩn Codec Bluetooth Nào Thực Sự ‘Đáng Tiền’?
LDAC, aptX Adaptive, LHDC – Chuẩn Codec Bluetooth Nào Thực Sự ‘Đáng Tiền’?

Tai nghe Bluetooth ngày càng phổ biến, nhưng bạn có bao giờ tự hỏi: Vì sao cùng một bản nhạc, cùng tai nghe, mà nghe trên máy này hay hơn máy kia? Câu trả lời không chỉ nằm ở phần cứng. Một yếu tố then chốt bị bỏ qua chính là "codec Bluetooth" – thứ quyết định phần lớn chất lượng âm thanh truyền qua kết nối không dây.

Có Gì Mới Trong Firmware Của Topping / SMSL / Gustard?
Có Gì Mới Trong Firmware Của Topping / SMSL / Gustard?

Phần cứng tốt là điều kiện cần, nhưng firmware mới chính là "bộ não" vận hành thiết bị một cách thông minh, hiệu quả và... có hồn hơn. Không ít người chơi thường bỏ qua việc cập nhật firmware, trong khi đây là bước nâng cấp miễn phí nhưng mang lại khác biệt rõ rệt về trải nghiệm âm thanh. Trong bài viết này, AN Audio sẽ cùng bạn điểm qua những cập nhật firmware đáng chú ý gần đây từ 3 tên tuổi lớn: Topping, SMSL và Gustard, cũng như giải thích lý do vì sao bạn nên quan tâm đến từng bản cập nhật.

Chơi Nhạc Số Thời Hiện Đại – NAS, Network Streamer hay chỉ cần USB DAC là đủ?
Chơi Nhạc Số Thời Hiện Đại – NAS, Network Streamer hay chỉ cần USB DAC là đủ?

Sự phát triển của công nghệ trong hơn một thập kỷ qua đã mở ra một kỷ nguyên mới cho thế giới âm thanh: nhạc số trở thành lựa chọn phổ biến, thay thế dần cho đĩa CD, đĩa than trong thói quen nghe nhạc của rất nhiều người. Nhưng để chơi nhạc số hay, mượt mà và đúng "chất audiophile", việc lựa chọn thiết bị phù hợp là điều không hề đơn giản. Trong bối cảnh hiện tại, ba phương án phổ biến nhất là: chơi nhạc từ máy tính kết hợp USB DAC, xây dựng hệ thống NAS để lưu trữ và stream nhạc nội bộ, hoặc đầu tư vào một network streamer chuyên dụng. Vậy đâu là giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu và gu thưởng thức của bạn?

Giải mã đỉnh cao – Khám phá sức mạnh của SMSL D400 PRO trong tầm giá dưới 20 triệu
Giải mã đỉnh cao – Khám phá sức mạnh của SMSL D400 PRO trong tầm giá dưới 20 triệu

Sở hữu thiết kế tinh tế, cấu hình vượt trội cùng loạt công nghệ giải mã hiện đại, D400 Pro là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của SMSL trong việc đưa trải nghiệm âm thanh chất lượng cao đến gần hơn với người chơi audio phổ thông. Ở tầm giá dưới 20 triệu đồng, sản phẩm này nổi bật như một lựa chọn lý tưởng cho cả người nghe nhạc audiophile lẫn người dùng chuyên nghiệp đang tìm kiếm một DAC mạnh mẽ, linh hoạt và đáng tin cậy.

EarBud MOONDROP U2 – Tai nghe dưới 1 triệu bạn nên sở hữu
EarBud MOONDROP U2 – Tai nghe dưới 1 triệu bạn nên sở hữu

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc tai nghe dưới 1 triệu đồng vừa đẹp, vừa hay, lại có cá tính rõ ràng thì Moondrop U2 là lựa chọn không thể bỏ qua. Có giá chỉ 890.000đ tại AN Audio, Moondrop U2 là minh chứng rõ ràng cho việc: chất lượng âm thanh đỉnh cao hoàn toàn có thể tiếp cận được với mức giá dễ chịu.

Zalo Facebook 0967772568