Vì sao không nên dùng MD làm DAC giải mã?

28-05-2023 09:30:41 1361

Vấn đề dùng MD làm DAC giải mã được khá nhiều bạn quan tâm. Chính vì vậy, hôm nay An Audio sẽ dành riêng một bài viết cho các bạn còn đang băn khoăn là dùng đầu MD làm DAC có được không hay vì sao không nên dùng MD làm DAC giải mã?!

 

Đầu tiên, để hiểu rõ hơn về thiết bị có thể tận dụng để làm DAC có tên MD, mời bạn đọc cùng tham khảo qua khái niệm và tính năng của thiết bị này nhé.

 

MD là gì?

 

” MiniDisc được SONY phát minh và công bố vào tháng 9 năm 1992, sau đó được thị trường hóa tại Nhật Bản vào tháng 11, thị trường Âu – Mỹ vào tháng 12 cùng năm đó (1992). Định dạng âm nhạc công nghệ MD dựa trên công nghệ nén dữ liệu audio riêng ATRAC, tuy nhiên vẫn có một tùy chọn công nghệ ghi kỹ thuật số PCM tuyến tính được giới thiệu mới nhất cho phép đạt được chất lượng âm thanh có thể so sánh với đĩa CD. Mini Disc đã một thời rất thông dụng tại Nhật Bản nhưng vẫn còn xa lạ với nhiều nơi khác.

 

Đĩa Mini Disc (MD) là loại đĩa quang – từ, có thể lưu trữ được 74 phút và sau này là 80 phút dữ liệu audio đã được số hóa hoặc 1 gigabyte (1GB) dữ liệu audio dưới dạng Hi-MD. Các đầu phát MD hiệu SONY đã được bán trên thị trường bắt đầu từ tháng 9 năm 1992 cho đến tận tháng 3 năm nay (2013). ”

 

Vì sao không nên dùng MD làm DAC giải mã?

 

Như chúng ta đã biết, đầu MD đã sản xuất cách đây rất nhiều năm rồi và công nghệ này đã cũ nên đầu MD sẽ có những mặt hạn chế như: 

 

  • MD không giải mã được nhạc DSD
  • MD chip giải mã yếu, không đáp ứng được những nguồn nhạc chất lượng hiện nay
  • MD không có cổng USB (rất ít đầu MD có cổng USB)
  • MD linh kiện lão hóa, hiệu năng kém rồi
  • MD dùng điện 100v, phải mua thêm biến áp
  • MD cần dùng đĩa mồi (1 số thì không)

 

 

Một số địa chỉ bán đầu MD luôn đăng quảng cáo là dùng MD làm DAC hay hơn DAC!!!!. Ở bài viết này chúng ta không bàn chuyện hay hơn hay dở hơn bởi cái này tùy vào cảm nhận của mỗi người. Nhưng đứng trên tiêu chí nghe nhạc chất lượng cao thì ở thời điểm hiện tại MD đã quá đuối sức, không thể xử lý được các file nhạc theo yêu cầu. Do đó có quyết định mua MD làm DAC hay không là ở bạn! Hãy là người yêu nhạc sáng suốt nhé.

 

Bộ sưu tập những bộ giải mã DAC tốt nhất hiện nay

 

Nếu không có bộ giải mã DAC, bộ sưu tập nhạc số của bạn không có gì và bạn sẽ không thưởng thức được gì, điều này chứng minh rằng, các bộ giải mã DAC đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho âm thanh kỹ thuật số trở nên có giá trị. Các bộ xử lí tốt sẽ làm cho hệ thống của bạn hoạt động hiệu quả và đưa bạn đến với những trải nghiệm âm nhạc chất lượng.

 

Hiện nay với công nghệ ngày một phát triển thì những chiếc đầu giải mã chuyên dụng ra đời với công nghệ mới, chip giải mã cao cấp đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Mỹ, Nhật, Trung Quốc,… với hiệu năng cao cho ra chất âm chi tiết, tách bạch làm hài lòng những người đam mê âm thanh. Tiêu biểu có thể kể đến như các bộ giải mã Musician Aquarius R2R, Denafrips Ares 2, DAC Q6, DAC Q6 Pro, SMSL M500, SMSL SU9, Topping EX5, …

 

 

Thông tin chi tiết về các bộ giải mã này các bạn vui lòng xem TẠI ĐÂY.

 

Là một trong các đại lý cung cấp thiết bị âm thanh chính hãng tại Hà Nội, An Audio được nhiều audiophile biết đến là một cửa hàng âm thanh uy tín, chuyên cung cấp các sản phẩm âm thanh chính hãng với mức giá vô cùng phải chăng. Các bạn có thể tham khảo các mẫu sản phẩm hiện đang có tại An Audio tại website anaudio.vn . Chúng tôi cam kết tất cả thiết bị đều được nhập khẩu chính hãng, khách hàng sẽ được bồi thường gấp đôi nếu phát hiện hàng nhái, hàng kém chất lượng.

 


Fanpage: An Audio

Xem thêm: Kích thước cục đẩy công suất có ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh hay không?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Top 5 DAC dưới 10 triệu đáng mua nhất hiện nay
Top 5 DAC dưới 10 triệu đáng mua nhất hiện nay

Bạn đang muốn nâng cấp trải nghiệm âm nhạc của mình nhưng ngân sách lại có hạn? Tin vui là hiện nay có rất nhiều mẫu DAC chất lượng cao, được trang bị chip giải mã hiện đại, hỗ trợ chuẩn âm thanh Hi-Res, kết nối linh hoạt… mà mức giá lại rất hợp lý, chỉ dưới 10 triệu đồng.

Những điều nên biết khi nghe nhạc LDAC
Những điều nên biết khi nghe nhạc LDAC

Trong kỷ nguyên không dây, âm thanh truyền qua Bluetooth đang dần trở thành tiêu chuẩn, nhất là với tai nghe không dây, loa Bluetooth, hay DAC/AMP di động tích hợp Bluetooth. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự quan tâm đến chất lượng âm thanh, thì chỉ nghe qua Bluetooth thôi là chưa đủ — bạn cần để ý đến codec Bluetooth, và LDAC là cái tên mà người yêu nhạc nên biết.

So sánh chất lượng giữa Bluetooth DAC và DAC USB: Đâu là lựa chọn tối ưu cho audiophile hiện đại?
So sánh chất lượng giữa Bluetooth DAC và DAC USB: Đâu là lựa chọn tối ưu cho audiophile hiện đại?

Câu hỏi muôn thuở trong giới chơi âm thanh số hiện nay: Nên chọn DAC Bluetooth hay DAC USB? Liệu kết nối không dây có thể đạt tới độ trung thực như kết nối có dây truyền thống?

LDAC, aptX Adaptive, LHDC – Chuẩn Codec Bluetooth Nào Thực Sự ‘Đáng Tiền’?
LDAC, aptX Adaptive, LHDC – Chuẩn Codec Bluetooth Nào Thực Sự ‘Đáng Tiền’?

Tai nghe Bluetooth ngày càng phổ biến, nhưng bạn có bao giờ tự hỏi: Vì sao cùng một bản nhạc, cùng tai nghe, mà nghe trên máy này hay hơn máy kia? Câu trả lời không chỉ nằm ở phần cứng. Một yếu tố then chốt bị bỏ qua chính là "codec Bluetooth" – thứ quyết định phần lớn chất lượng âm thanh truyền qua kết nối không dây.

Có Gì Mới Trong Firmware Của Topping / SMSL / Gustard?
Có Gì Mới Trong Firmware Của Topping / SMSL / Gustard?

Phần cứng tốt là điều kiện cần, nhưng firmware mới chính là "bộ não" vận hành thiết bị một cách thông minh, hiệu quả và... có hồn hơn. Không ít người chơi thường bỏ qua việc cập nhật firmware, trong khi đây là bước nâng cấp miễn phí nhưng mang lại khác biệt rõ rệt về trải nghiệm âm thanh. Trong bài viết này, AN Audio sẽ cùng bạn điểm qua những cập nhật firmware đáng chú ý gần đây từ 3 tên tuổi lớn: Topping, SMSL và Gustard, cũng như giải thích lý do vì sao bạn nên quan tâm đến từng bản cập nhật.

Chơi Nhạc Số Thời Hiện Đại – NAS, Network Streamer hay chỉ cần USB DAC là đủ?
Chơi Nhạc Số Thời Hiện Đại – NAS, Network Streamer hay chỉ cần USB DAC là đủ?

Sự phát triển của công nghệ trong hơn một thập kỷ qua đã mở ra một kỷ nguyên mới cho thế giới âm thanh: nhạc số trở thành lựa chọn phổ biến, thay thế dần cho đĩa CD, đĩa than trong thói quen nghe nhạc của rất nhiều người. Nhưng để chơi nhạc số hay, mượt mà và đúng "chất audiophile", việc lựa chọn thiết bị phù hợp là điều không hề đơn giản. Trong bối cảnh hiện tại, ba phương án phổ biến nhất là: chơi nhạc từ máy tính kết hợp USB DAC, xây dựng hệ thống NAS để lưu trữ và stream nhạc nội bộ, hoặc đầu tư vào một network streamer chuyên dụng. Vậy đâu là giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu và gu thưởng thức của bạn?

Zalo Facebook 0967772568