Trở kháng của loa là một trong những thông số kĩ thuật ảnh hưởng đến loa cũng như quyết định chất lượng âm thanh khi phối ghép loa karaoke và amply. Đây cũng là lý do mà khi đi chọn mua loa hay amply, bạn sẽ bắt gặp một thông số kỹ thuật được tính bằng đơn vị là Ohm. Đó chính là trở kháng của loa hay amply. Vậy trở kháng của loa bao nhiêu là phù hợp với dàn âm thanh? Bạn đã biết hay chưa?
Mỗi một thiết bị điện tử từ bóng đèn điện, máy giặt, điều hòa hay đến tủ lạnh,… đều có các thông số kỹ thuật đi kèm như công suất tiêu thụ điện, cường độ dòng điện định mức, điện áp định mức, điện trở,… Trở kháng của loa cũng được hiểu đơn giản đó là điện trở của loa điện đó.
Khái niệm trở kháng loa
Trở kháng là một đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào. Trong vật lí trở kháng được kí hiệu bằng chữ Z và được đo bằng đơn vị đo trong SI là Ω (ohm)
Cách tính trở kháng của loa
Các chuyên gia đã thiết kế các dòng loa khác nhau với trở kháng cao và trở kháng thấp, những dòng trở kháng chủ yếu là 4 Ω, 6 Ω hoặc 8 Ω và có thể những dòng trở kháng cao 70-100v chính vì vậy có 2 phương pháp ghép kết nối loa theo phương thức song song hoặc nối tiếp. Từ trở kháng loa bạn có thể nhận biết được cần amply có trở kháng bao nhiêu để phối ghép được hiệu quả hơn.
Công thức tính trở kháng của loa cụ thể như sau:
- Mạch nối tiếp, tổng trở sẽ bằng các giá trị cộng vào: Z = Z1 + Z2 =…= Zn
- Mạch song song, tính tổng trở sẽ khó khăn hơn đó là nghịch đảo các giá trị của chúng: 1/Z = 1/Z1 + 1/Z2 +…+ 1/Zn
Chúng ta có thể đấu nối loa theo kiểu nối tiếp hoặc song song hoặc kết hợp cả hai tùy loại loa và mục đích sử dụng.
Ý nghĩa của trở kháng có ảnh hưởng gì đến chất lượng của loa?
Giá trị trở kháng càng lớn thì loa hoạt động sẽ càng ổn định, khi kết hợp với ampli cũng sẽ hiệu quả hơn.
Những người chơi audio thông thường họ sẽ ưu tiên kết hợp loa với ampli có mức trở kháng là 8 ohm thay vì là 4 ohm để tiết kiệm công suất hơn.
Điều này đã được chứng minh qua thông số damping factor của ampli. Chỉ số này càng lớn thì âm bas của loa càng mạnh, chắc và khó vỡ.
Vậy trở kháng của loa bao nhiêu là phù hợp với dàn âm thanh
Để bảo vệ được dàn âm thanh của mình khỏi những trục trặc đáng tiếc thì bạn hãy lưu ý, dù trong bất cứ trường hợp nào cũng không được để tổng trở kháng của loa nhỏ hơn trở kháng của amply vì nó sẽ dẫn tới tình trạng cháy nổ, hỏng các thiết bị.
Theo như kinh nghiệm lựa chọn của các chuyên gia hàng đầu về âm thanh thì công suất lý tưởng của amply là gấp đôi công suất trung bình của loa. Hoặc nếu bất khả kháng không thể lựa chọn được như vậy thì vẫn phải đảm bảo rằng công suất amply lớn hơn, tuyệt đối không được nhỏ hơn. Có như vậy, âm thanh phát ra mới không bị méo tiếng, trường hợp chênh lệch quá lớn thì sẽ dẫn tới cháy hỏng thiết bị.
Cách kết nối loa trở kháng thấp
Đây là các ghép nối phổ thông và thường được sử dụng cho những loa có trở kháng lớn hơn 2 Ohms. Chúng được áp dụng hầu hết ở những dàn karaoke, sự kiện, sân khấu, hội trường. Với cách kết nối này thì mức công suất của ampli chỉ cần nhỉnh hơn đôi chút so với công suất loa ở cùng trở kháng là đã cho kết quả hết sức viên mãn.
Loa có mức trở kháng thấp thường sẽ hay gặp trong các dàn âm thanh có mức công suất lớn, karaoke, nghe nhạc với amply và loa có khoảng cách rất gần. Đối với trường hợp này thì cần thiết kế sao cho tổng trở kháng đầu vào của loa phải lớn hơn trở kháng của amply. Khoảng cách giữa ampli và cục đẩy, loa nhỏ tối ưu là 10m. Khoảng cách lớn hơn thì công suất amply cung cấp cho loa sẽ không đủ làm cho âm thanh bao phủ khắp phòng.
Cách kết nối loa trở kháng cao
Cách phối ghép này thường được sử dụng cho âm thanh thông báo, phát nhạc hay tiếng nói ở các không gian công cộng như trường học, siêu thị, nhà xưởng. Những hệ thống âm thanh này có đặc điểm lớn chính là hay sử dụng dụng những cặp loa có biến áp cùng với amply chia vùng để phù hợp với những không gian mà mình mong muốn.
Để sử dụng được loa trở kháng cao thì tất cả các loa phải có biến áp đi kèm, cũng vì vậy mà loại loa này sẽ cho phép điều chỉnh mức công suất phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau. Ngoài ra khi khi kết nối loa ở trở kháng cao, mắc loa song song sẽ giúp bạn loại bỏ được việc tính toán trở kháng phức tạp. Chỉ cần tổng mức công suất của các loa trong hệ thống không vượt mức công suất của Ampli là đã có thể sử dụng mà không cần quan tâm là 4 Ohm hay 8 Ohm như kết nối loa ở trở kháng thấp.
Fanpage: An Audio
Xem thêm: Giải đáp 101 câu hỏi về loa nghe nhạc. Có thể bạn chưa biết